yeulanho.xtgem.com

Tam linh la gi?
Từ e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, "Tâm linh" trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều người, có nội dung còn rất "tù mù”, phiếm định, vì vậy chúng ta cần "kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.

Dù có ý thức rõ ràng hay không, chúng ta đều hiểu "tâm" như nguồn gốc phát sinh, như người đạo diễn ẩn diện, như nguyên lý động lực học của tư duy, tình cảm, ý chí, ham muốn... tóm lại của mọi hoạt động hay đời sống tinh thần.

"Linh" hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực "vật chất" lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thể. Tác dụng ấy hay hiệu lực ấy có cường tính không giới hạn nhưng cơ chế của nó lại nằm ngoài, thậm chí thường khi mâu thuẫn với kinh nghiệm hàng ngày, tri thức phổ biến, quy luật thực nghiệm và nguyên lý khoa học. Do đó "linh" thường làm ta hoang mang trước sự lựa chọn: hoặc thực kiện tai nghe, mắt thấy, hoặc, nói chung, tri thức mà ta đã tích tập.

Tâm Linh là cái Tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng Linh. Như vậy trong tiếng Việt ta xưa nay vẫn có một từ hoàn toàn tương ứng với cả nội hàm, cả ngoại diên của tâm linh, đó là Thần. "Biến hóa mạc trắc vị chi thần", Thần ứng dụng cho cả người, cả cho vật, cả lúc sống, cả lúc chết, vì thế thật ra Thần minh định cho tâm linh rõ hơn, hay hơn bản thân khái niệm "tâm linh" nhiều, tiếc rằng lâu nay ta có thói quen sính từ mới nên quên mất "thần”.

Nhưng dù là thần, dù là tâm linh thì điều đầu tiên vẫn là: Có thật có cái gọi là Tâm Linh ấy không?

Trước hết ta hãy điểm lại hai trường phái về Tâm:

1) Trường phái Não Luận (cérébrocentriseme) chủ trương rằng tâm chỉ là hiệu ứng hay phương diện tác dụng của bộ não, của hệ thần kinh, của hệ nội tiết, nói gọn lại là hoạt động hóa - điện trong khuôn viên Thời - Không của một số mô tế bào có cấu tạo Hạt. Nếu có sự xộc xệch, "bệnh tật" của chúng thì tâm cũng hết hoạt động bình thường, thậm chí tâm chấm dứt hẳn hoạt động, tức là Chết. Tóm lại, thân chết là tâm chết, và chết là hết, không còn gì để bàn nữa. Não luận có sức thuyết phục mạnh mẽ ở chỗ mọi người đều thấy quả thật thân chết, ví dụ ngã vỡ sọ, thì tâm chết. Nhưng như thế là Hết chăng? Luận điểm cuối cùng này chỉ đủ vững chắc khi não luận bác bỏ được mọi hiệu ứng Linh của Tâm.

2) Trường phái Tâm Luận (psychocentriseme) lại cho Tâm, chẳng những có một vị thế độc lập với não mà lại còn xem Tâm là thực thể đầu tiên, còn não chỉ là công cụ thể hiện, hiệu ứng dẫn xuất hoặc kênh trào ra của Tâm. Có lẽ trong nguồn gốc sâu xa, Tâm Luận phát sinh từ thuyết "linh hồn vĩnh cửu” của Đạo Cơ Đốc, sau này được củng cố mạnh mẽ bởi những hiện tượng "linh" được trắc nghiệm chặt chẽ và nhiều lần.

Theo tôi biết, từ vị thế yếu hơn lúc đầu, Tâm Luận dần dần tiến lên vị thế áp đảo hơn so với Não Luận. Giờ đây chúng ta thử duyệt lại những thử thách mà hai trường phái đã gặp phải trên hai lĩnh vực.
2. Tâm linh như thế nào?

a) Những bước tiến triển của khoa học

Khoa học như chúng ta mặc nhiên hiểu ngày nay ra đời năm 1632 qua tác phẩm "Cuộc đối thoại liên quan tới hai hệ thông thê' giới" của Galiléo, trong đó ông nghiên cứu chuyển động học. Năm 1687, Newton công bố "Các nguyên lý toán học của tự nhiên" tiếp tục công trình của Galiléo về mặt động lực học, tìm ra định luật hấp dẫn và phát minh hai phép vi phân và tích phân, đồng thời nêu lên phương pháp luận phân tích hay địa phương hay vi phân (analytique, local, differentiel).

Từ hai nhà sáng lập khoa học này, chúng ta thừa kế Nguyên lý tương đối của chuyển động, còn gọi là Nguyên lý bất biến (principe d'invariance), Nguyên lý quán tính hay Nguyên lý Galiléo hay định luật Newton II, lớp các hệ quán tính, luật rơi tự do, khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn, lực và định luật Newton II, Không gian đồng chất và đẳng hướng, thời gian tuyến tính và bất thuận nghịch...

Khoa học do Galiléo và Newton sáng lập, còn gọi là khoa học cổ điển, đã thu hoạch những thành công rất rực rỡ, điển hình là việc phát hiện ra hành tinh Neptune, vị trí, quỹ đạo, khối lượng, chỉ dựa trên tính toán của Le Verrier và Smith trước khi kính thiên văn nhìn thấy. Từ đó và ngay đến tận ngày nay, khoa học (cổ điển) có uy lực của một quyền uy vạn năng, có thẩm quyền phán quyết đúng-sai gần như tuyệt đối, có ảnh hưởng về mặt phương pháp luận lên mọi bộ môn học thuật khác.

Khoa học ấy chỉ thừa nhận là hiện thực, những cố thể (tập hợp hạt, tức là những vật thể "tri giác" được, có vị trí và dung tích nhất định, không thể tiêu vong, đặc trưng hóa bởi khối lượng) hiện hữu trong hai thực thế tuyệt đối và độc lập với nhau là không gian và thời gian. Khối lượng, không gian và thời gian hợp thành ba thứ nguyên tạo nên vũ trụ.

Những yếu tính sau đây của khoa học ấy vẫn thống trị nếp suy nghĩ của tuyệt đại đa số chúng ta, kể cả đa phần các nhà khoa học tự nhiên:

1- Vũ trụ gồm những vật thể, những cố thể, những hạt rắn chắc có dung tích nhất định và tương tác với nhau qua các lực hút hay đẩy. Vật Chất, khái quát hóa cố thể, được định lượng hóa qua khái niệm Khối lượng mà tương ứng với mỗi cố thể bằng một trị số cố định, không phụ thuộc vào thời - xứ mà nó được thấy.

2 - Các hiện tượng quan sát thấy trong thiên nhiên hay trong phòng thí nhiệm đều độc lập đối với người quan sát, dù người đó là ai, quan sát ở đâu và vào lúc nào. Điều này xác định tiêu chuẩn gọi là khách quan mà mọi học thuật đều cố gắng đáp ứng. Tính độc lập của hiện tượng được quan sát đối với người quan sát còn gọi là tính đối xứng (symetrie), hay tính lặp lại (régulerité), tính tương ứng (correspondance) giữa các hữu thể (ví dụ các vật thể hút nhau theo luật hấp dẫn ở mọi nơi, vào mọi lúc bằng một lực tính theo một công thức).

3 - Không gian và thời gian được xem là những thực thể khách quan, chúng có đó, riêng biệt và độc lập đối với nhau và với con người. Chúng qui định cho Đối xứng là cái lộ diện dưới. hai bộ mặt là Bất biến (thí dụ Định luật Newton) và Bảo toàn (thí dụ bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng).

4 - Những điều mà khoa học đã khẳng định dưới dạng qui luật bao giờ và ở đâu cũng tuân thủ một trình tự gọi là tất yếu. Quyết định luận khoa học là một cách biểu dương cho Nguyên Lý Nhân Quả.

Mặc dù có uy thế "độc tài, toàn trị" như thế, khoa học, ngay từ buổi đầu đã vấp phải những vấn đề nan giải, ví dụ như:

1 - Vì toàn bộ nền khoa học chỉ đúng khi ta xem xét nó trong và chỉ trong hệ quy chiếu quán tính. Hệ này "có thật" không?

2 - Khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn là hai hay cùng một đại lượng vật lý? Lực tương tác giữa hai cố thể được truyền dẫn qua môi trường nào? Truyền dẫn tức thời hay cần một thời lượng nhất định?

3 - Thời gian và không gian có độc lập với nhau và với con người không ?

4 - Tính quyết định luận khoa học có thật đúng vô điều kiện không? Tính khách quan của hiện tượng được quan sát có thật "tự hữu”, không phụ thuộc gì vào sự có mặt của người quan sát không?

Các nhà bác học sau Newton, nhất là Einstein với thuyết Tương đối, Bohr, Heisenberg... với Cơ học Lượng tử đã giải quyết những nghi vấn đó một cách bất ngờ, có thể nói là theo hướng phủ định nếp suy nghĩ khoa học quen thuộc:

1- Hệ quán tính dựa vào những khái niệm nòng cốt là thẳng và đều. Cả hai đều không có cơ sở "khách quan" vững chắc nào, cũng không có một hiện thực nào để chứng minh. Einstein đã nhận định "Hệ quán tính ư? Đơn thuần đó là Một điều bịa đặt có ích, và bây giờ Tôi không có một khái niệm gì về nó cả".

2 - Vấn đề khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn được giải quyết trong thuyết Tương Đối Rộng: Đấy chỉ là tên gọi mà người ta đặt cho một hiện tượng trong hệ quy chiếu, tuỳ theo quan điểm của mỗi người mà hiện tượng được gọi là quán tính hay hấp dẫn, không có ai là "khách quan" hơn ai, cho nên, theo chính Einstein nói, thuyết Tương đối đáng ra phải gọi là Thuyết Quan Điểm (Standpunktslehre) mới đúng.

3 - Không gian và thời gian đã được chứng minh trong.thuyết Tương Đối Hẹp là hai mặt của cùng một thực thể gọi là continum thời - không, chúng không có giá trị khách quan tự thân nào mà tùy thuộc vào người quan sát và nhất là chúng có thể chuyển hóa cho nhau.

4 - Tính quyết định luận khoa học bị giới hạn bán kính hoạt động trong phạm vi vĩ mô của kinh nghiệm trực quan của con người, ngoài đó, nó bị vô hiệu hóa bởi Nguyên Lý Bất Định để rơi vào trạng thái gọi là "tù mù lượng tử”.

Nguyên lý nhân quả chẳng những giờ đây bị giảm giá bởi tính bất định, "Mọi thứ đều khả hữu được hết dưới sự thống trị của nguyên lý bất định, và đối với nó, mọi qui luật được làm ra chỉ đê bị vi phạm" (Trịnh Xuân Thuận), mà còn rơi vào trạng thái "tù mù lượng tử” (le flou quantique), trạng thái "ma" (phantômatique) của những hạt ảo, năng lượng ảo xuất hiện không biết từ đâu và rất nhanh biến mất không biết về đâu, hệt như “ma” vậy!

Cùng với sự tù mù của nhân quả là tính khách quan của hiện tượng được quan sát bị đặt vấn đề: "Sự có mặt của chúng ta (khi quan sát hay làm thí nghiệm) thay đổi hẳn tiến trình của vở kịch. Hiện tượng khách quan đã bị biến dạng, không tài nào sửa chữa được và biên thành một hiện tượng chủ quan, và cái hiện tượng chủ quan đó tuỳ thuộc vào người quan sát và dụng cụ đo lường" (Trịnh Xuân Thuận). Tất cả bị "cách mạng hóa' đến mức "để mô tả điều đã xảy ra, cần xóa bỏ từ ngữ cố lỗ "Người quan sát" và thay vào đó "Người tham dự” (J.Wheeler).

Ngoài ra, vật chất, với ý nghĩa cố thể hay tập hợp hạt bị "pha loãng" bởi trường: "Trong loại vật lý học mới, chỉ có Trường là thực tại duy nhất", do đó theo Einstein không có hòn đá rơi mà chỉ có trọng trường ở nơi có mật độ cao của trọng trường Trái đất di chuyển trong lòng nó. Vật thể với tư cách hữu thể có vị trí không gian và dung tích nhất định không còn nữa, thay vào đó là "một cái biển năng lượng chẳng có ranh giới gì rõ rệt với phần còn lại của trường" (H.Weil).

Trong khoa học cổ điển chỉ có chuyển động của cố thể, từ Faraday và Maxwell, một dạng chuyển động "mới" xuất hiện trong ngôn ngữ khoa học: Sóng, đó là sự rời chỗ không phải của một cố thể trực quan được mà của một "tính" vô định hình, thí dụ ném một hòn đá xuống mặt nước hồ, ta thấy những sóng nước nhấp nhô lan tỏa ra xa, đây không phải là nước lan tỏa mà là "sự nhấp nhô" gọi là dao động của nước rời chỗ. Đặc trưng để nhận ra sự hiện diện của sóng là hiện tượng giao thoa. Sự phát hiện ra tính sóng của hạt vật chất cơ bản số Một là electron khiến cho "hạt" càng trở thành phiếm hình, phiếm định: "Electron có mặt ở khắp nơi trên sàn nhảy của nguyên tử" (Trịnh Xuân Thuận).

Tóm lại trong khoa học hiện đại:

- Năng lượng hay Trường, đặc biệt bao trùm trên tất cả Trường thông tin được xem là bản thể tối hậu, còn có thể chỉ là hình ảnh rất thô được nhận biết bởi những giác quan, nói rộng và chính xác, bởi những Thức rất thô của chúng ta, trong đó ý thức là cái có tính năng "méo hình" nhiều nhất.

- Nhân quả chỉ là tiến trình mà sự nhận biết gắn liền với chủ quan tính của người nhận biết, nó không phải là một hiện tượng "tự nhiên" có tự tính và không phải không thể khác thế (thế nào là tuỳ theo cấu thể của cá thể nhận biết).

>Tiep>
<<Trang chu
myspace hit counter
copyright©2009 phamvanhoa®
cacon_online194@yahoo.com
XtGem Forum catalog